Vậy, phong thủy nhà bếp như thế nào là chính xác? Khi bố trí phòng bếp cần đảm bảo những nguyên tắc nào để thuận lợi đến với gia đình. Để hiểu rõ vấn đề này, PV đã có buổi trao đổi trực tiếp với Master Phùng Phương – Chuyên gia Phong thủy đầu tiên của Việt Nam được gia nhập Hiệp hội Phong Thủy Thế giới IFSA để giải đáp các thắc mắc đến bạn đọc.

Master Phùng Phương – Chuyên gia Phong thủy của Hiệp Hội Phong Thuỷ Thế Giới. Tốt nghiệp khoá Thiết kế kiến trúc cao cấp sân vườn và ngoại cảnh – ĐH Quốc Gia Singapore Top 5 Siêu trí nhớ Singapore 2008

Master Phùng Phương – Chuyên gia Phong thủy của Hiệp Hội Phong Thuỷ Thế Giới. Tốt nghiệp khoá Thiết kế kiến trúc cao cấp sân vườn và ngoại cảnh – ĐH Quốc Gia Singapore Top 5 Siêu trí nhớ Singapore 2008

Theo anh Phương, trước hết ta phải hiểu bếp là một trong 4 yếu tố quan trọng nhất của nhà. Theo quan điểm phong thủy chính phái. 4 yếu tố đó là Môn, Chủ, Táo, Thờ. Táo chính là bếp.

“Quan điểm nói rằng hướng bếp phải theo tuổi của người phụ nữ trong gia đình là sai vì thời đại văn minh hiện giờ rất nhiều người đàn ông cũng là người đầu bếp chính trong gia đình nên không thể theo quan điểm thời phong kiến như xưa được. Bếp cần theo tiêu chí Tọa Cát – Hướng Hung là cách cục toàn mỹ nhất. Có nghĩa là bếp phải đặt ở vị trí cung tốt và hướng ra hướng xấu.”.

Do đó, khi thiết kế nhà bếp và bày trí đồ đạc cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

Chọn Hướng Hung

Hiệp hội Phong thủy Thế Giới quy ước về phong thủy nhà bếp nên ở vị trí tốt. Cụ thể, khí dương mà lửa từ bếp nấu sinh ra có thể điều hòa các loại khí bất lợi, giúp cải thiện được phong thủy trong nhà một cách rất hiệu quả. Bên cạnh đó, bếp phải “hướng cát” để hướng về các điều lành, giúp mọi thành viên trong gia đình gặp được phúc đức, tốt lành. Điều này đi ngược lại với quan niệm của nhiều thầy phong thủy “tọa hung hướng cát”.

Sau đây là những hướng tốt nhất để đặt bếp nấu, mang lại sức khỏe và sự thịnh vượng cho gia đình:

Hướng Đông hoặc Đông Nam: Đây là hai hướng này thuộc Mộc, Mộc ”dưỡng” Hỏa, mang lại sức khỏe, may mắn cho gia chủ.

Hướng Đông Bắc: Đây là hướng thuộc Thổ, Hỏa và Thổ tương sinh, đặt bếp ở hướng này gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn.

Ngoài ra, vị trí của bếp phải kê trên nền cao ráo, không khí thoáng và ánh sáng đầy đủ. Chân bếp không nên gập ghềnh gây ảnh hưởng tới phong thủy.

Giữ bếp thông thoáng

Bếp nấu cần được thông thoáng, tránh bị xung đối hoặc bị ngăn chặn. Nếu bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính và phía sau bếp nấu có cửa sổ đều không tốt về mặt phong thủy và tiện lợi khi nấu nướng. Nếu bếp gas hoặc bếp củi bị gió thổi thì mùi khói, mùi gas sẽ gây độc, tốn nhiên liệu, lại dễ gây hỏa hoạn.

Do đó, khi thiết kế, nhà bếp cần tránh các hướng bị gió thổi. Theo ý nghĩa đó, nhà bếp nên được bố trí ở phần phía sau của ngôi nhà, cách cửa chính càng xa càng tốt vì cửa chính là nơi không khí lưu động khiến khí bị tán chứ không tụ lại được.

Tuy nhiên, Chuyên gia Phùng Phương cho hay, không vì thế mà thiết kế phòng bếp bị đóng kín vì điều này ảnh hưởng rất lớn tới vận thế của ngôi nhà và các thành viên trong gia đình. Bếp cần có ít nhất một mặt thoáng, giúp căn phòng thông thoáng, sạch sẽ. Khi thiết kế, cần tránh các hướng gió lùa là được.

Bố trí nguồn nước hợp lý

Hỏa khí từ bếp nấu và thủy khí của hệ thống vòi nước trong nhà bếp vốn xung khắc với nhau. Do đó, khi thiết kế bếp nấu và vòi nước không nên đặt cạnh nhau. Đồng thời, bếp nấu và tủ lạnh cũng không nên đặt cạnh nhau.

Có 3 cách bố trí để bếp tránh nước: Thứ nhất, tránh đặt bếp nhìn về hướng bắc. Hướng bắc là phương vị thủy đang vượng, thủy khắc hỏa nên không có lợi cho bếp. Thứ hai, tránh đặt bếp lên trên rãnh, mương, đường nước. Thứ ba, không để bếp kẹp giữa hai thứ có yếu tố thủy như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát…

Cần tránh thế bếp nấu bị kẹt giữa hai yếu tố có mang theo thủy như vòi nước, tủ lạnh, máy giặt, bồn rửa bát. Đây cũng là lỗi sai mà rất nhiều phụ nữ Việt mắc phải trong phong thủy nhà bếp khiến cho gia chủ bấp bênh, thậm chí gây nguy hiểm khi đun nấu, nhất là khi sử dụng bếp gas.

Nếu gia đình bạn đang mắc phải lỗi trên cũng đừng quá lo lắng. Bạn có thể hóa giải bằng cách sau:

Đối với chậu rửa đặt sát bếp đun, bạn có thể đặt một chậu cây xanh nhỏ, hoặc một chiếc thảm có hoa văn cây cỏ ở giữa bếp và chậu rửa để ngăn sự xung đột giữa Thủy và Hỏa…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hoặc bạn cũng có thể dán một tờ tranh trang trí in trên nilon (bán rất nhiều ở các hàng tạp hóa) lên tường phía sau bếp và chậu rửa, hoặc ốp tường sau bếp bằng gạch trang trí màu xanh hay hình cây cỏ, rau quả có màu xanh (tượng trưng cho Mộc) để hóa giải.

Còn để tránh nguy hiểm khi nước bắn vào bếp, nếu điều kiện cho phép, bạn có thể lắp vách kính nhỏ, thậm chí là vách lửng để ngăn cách bếp đun và chậu rửa.

Những điều nên tránh

Chia sẻ thêm về những điều đại kỵ khác cho nhà bếp dưới góc nhìn phong thủy chính phái, Master Phùng Phương cho hay:

Bếp không không nên đặt bếp ở vị trí trung tâm, ở cửa chính, dưới gầm cầu thang …vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến vận khí của toàn bộ ngôi nhà. Tuy nhiên, cũng có một lưu ý rằng, chúng ta không nên áp dụng quá máy móc. Việc áp dụng quá máy móc sẽ khó cho việc thiết kế nhà ở.

Với phụ nữ, căn bếp là thế giới riêng của họ. Phong thủy nhà bếp càng đẹp thì vận mệnh của gia chủ càng tốt hơn. Nếu phát hiện những lỗi bày trí phòng bếp ở trên, hãy nhanh chóng điều chỉnh, hóa giải để phong thủy thực sự giúp ích cho cuộc sống tốt đẹp hơn bạn nhé.

Nguồn: Kiến trúc Việt Nam

Bài viết liên quan

XEM HƯỚNG NHÀ THEO HƯỚNG BÁT TRẠCH

Phong thủy Bát trạch là phương pháp khá chính xác và chuẩn phong thủy, đem đến nhiều may mắn cho gia chủ. Chính vì vậy, cách xem hướng nhà chuẩn hiện nay thường dùng chính là dựa vào phong thủy Bát trạch.

LÀM NHÀ NÊN NGHE KIẾN TRÚC SƯ HAY THẦY PHONG THỦY ?

Hãy cùng Thủy Mộc giải đáp thắc mắc Làm nhà, nên nghe Kiến Trúc Sư hay Thầy Phong thủy ở bài viết này nhé!

NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ GIÚP CĂN NHÀ KHÔNG BỊ LỖI THỜI

Để ngôi nhà đẹp bền vững, gia chủ có thể cân nhắc áp dụng các nguyên tắc thiết kế dưới đây để không bị lỗi thời

PHONG THỦY & CHUYỆN KIẾN TRÚC

Phong thuỷ là một môn khoa học…; phong thuỷ là nghệ thuật tổ chức không gian sống…; phong thuỷ là nghệ thuật bài trí…; phong thuỷ là một phần của kiến trúc v.v. Có rất nhiều định nghĩa và cách thức đề cập đến phong thuỷ. Tên gọi, khái niệm của phong thuỷ đã rất quen thuộc trong đời sống, không phải là một điều gì quá xa vời, cao siêu.

THIẾT KẾ PHÒNG KHÁCH HỢP PHONG THỦY

Phòng khách là bộ mặt của ngôi nhà chính vì vậy, khi thiết kế ngoài chú ý đảm bảo công năng sử dụng và vẻ đẹp thẩm mỹ thì yếu tố phong thủy cho phòng khách cũng được nhiều gia chủ quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến vận khí của cả căn nhà.

NHÌN NHẬN CHÍNH XÁC KHÁI NIỆM PHONG THỦY VÀ VAI TRÒ PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC

Phong thủy được nhiều nước trên thế giới công nhận là môn khoa học, nghệ thuật phức tạp với nhiều cấp độ nhưng cũng có những quy luật nhất định. Bài viết này xin được nhìn nhận về phong thủy trong phương diện kiến trúc hiện đại, kèm theo đó là chỉ ra những quan niệm sai lầm về phong thủy mà nhiều người thường mắc phải.

CÁC NGUYÊN TẮC PHONG THỦY CHỦ NHÀ CẦN PHẢI BIẾT

Khi nắm được các nguyên tắc phong thủy nhà ở, Chủ nhà sẽ có được cuộc sống an nhàn, sung túc, hạnh phúc, gặp nhiều thuận lợi và thành công hơn. Tất cả nội dung sẽ được chia sẻ dưới bài viết sau đây.

Ý NGHĨA PHONG THỦY CỦA CÂY HUYẾT DỤ

(KTVN) – Huyết dụ là loại cây khá phổ biến tại Việt Nam vì có nhiều ứng dụng trong đời sống, theo phong thủy trồng cây này sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.

CÁC TIÊU CHÍ THIẾT KẾ NỘI THẤT HỢP PHONG THỦY

Trong mắt mọi người, phong thuỷ không phải là mê tín. Phong thuỷ là một phạm trù khoa học có quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về những ảnh hưởng liên quan đến cuộc sống con người. Hãy cùng xem các tiêu chí thiết kế nội thất hợp phong thủy trong bài viết này.